Tất Niên của người Nhật – Bonenkai

 Tất Niên của người Nhật – Bonenkai

Mùa Đông đi qua mùa Xuân lại đến.Đây là khoãng thời gian chuẩn bị kết thúc một năm dài để bước sang một năm mới . Các nước Phương Tây xem khoãng thời gian này rất quan trọng rất nhiều ngày lễ ,buỗi tiệc được tổ chức.Song song sau đó ở các nước  phương đông như Việt Nam ,Nhật Bản,Trung Quốc v.v… cũng có tổ chức các bữa tiệc Tất Niên để cùng nhau chung vui kỹ niệm kết thúc một năm ,bỏ đi hết các phiên muộn hiềm khích với nhau.

Tại Việt Nam chúng ta ,thường tổ chức các buổi Tất Niên, buổi tiệc bia rượu thân mật tại các cơ quan ,nhóm bạn bè,gia đình v.v… đó là một văn hoá đã có từ rất lâu.Còn ở xứ sở Mặt Trời Mọc cũng tỗ chức các buổi tiệc “Bonenkai” để tạm biệt năm cũ
chào mừng năm mới.


 
Bonenkai- ( , “nghĩa đen là “quên hết cả năm đi”) là một bữa tiệc phổ biến và quan trọng ở Nhật Bản diễn ra vào dịp cuối năm, thường được tổ chức giữa các đồng nghiệp hoặc nhóm bạn bè. Mục đích của bữa tiệc, như tên của nó, nhằm để quên đi những điều phiền muộn và rắc rối của năm vừa qua và hy vọng những điều tốt đẹp cho năm mới.
 
Như đã biết Nhật Bản có văn hoá trong giao tiếp,cử chĩ rất lịch sự,uy nghiêm mà khó quốc gia nào có thể sánh được.Cho nên họ sẽ mượn “Bonenkai” tức mượn men say để nói ra những diều thoãi mái chia sẽ cho nhau những lời nói chân thật để khi hết say sẽ quên hết,Một cách giải toã hết quất khúc tâm trạng giữa các mối quan hệ hề gũi với nhau nhưng trong cơ quan,nhóm bạn,và gia đình.Ngoài ra cũng là dịp gắn két , bày tỏ sự biết ơn cho nhau sau một quá trình làm việc tiếp xúc lâu dai .

 
Thường đươc tổ chức vào tháng 11 và tháng 12 .Đa số sẽ là ngày thứ 7 hoặc các ngày nghỉ để không ãnh hưỡng đến công việc ngày hôm sau,
 

 Người tham dự là những nhóm bạn hoặc các đồng nghiệp trong công ty. Một người có thể tham dự nhiều bữa tiệc Bonenkai khác nhau tùy vào những mối quan hệ xã hội của họ.

 Về hoá đơn công ty thường sẽ lập hóa đơn chung cho một bữa tiệc lớn với mong muốn càng nhiều nhân viên tham gia càng tốt. Nếu công ty không thanh toán, những người tham dự sẽ chia nhỏ hóa đơn một cách đồng đều, bất kể họ ăn hoặc uống bao nhiêu-mọi người dựa vào điều này để ăn uống một cách thoải mái cho xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.

 Có thể ngay tại chính văn phòng làm việc, các Izakaya (bar theo phong cách Nhật Bản),  hoặc xa hoa hơn là  tổ chức trong một khách sạn sang trọng hoặc có thể trên chiếc du thuyền truyền thống Yakatabune.

 


Trong Bonenkai cũng có thể xem như là “Nhậu không say thì không về” như câu cữa miệng của các bàn nhậu tại Việt Nam.Tuy vậy để say be bét ở Bonenkai cũng là điều không nên.”Ăn nhậu thoải mái nhưng vẫn phải nhớ đường về”.

Tuy là thoãi mái nhưng trong Bonenkai thì luôn luôn có những điều phải nên nhớ :
-           Sẽ là thiếu lịch sự nếu bạn uống ly rượu đầu tiên trước khi mọi người nói “kampai”, vì vậy bạn nên đợi cho đến khi tất cả mọi người bắt đầu uống.
-           Sự lịch sự thể hiện qua việc rót rượu cho người khác. Nếu thấy ai đó với một cái ly rỗng, bạn nên rót rượu cho họ và nhớ rằng nên giữ chai rượu bằng cả hai tay.
-           Tương tự như vậy, nếu ai đó muốn rót rượu cho bạn, hãy nâng ly lên bằng cả hai tay để nhận nó.
-           Khi bạn đã uống đủ và muốn dừng, hãy để lại một ít đồ uống trong ly của bạn, vì nếu để một ly rỗng thì người khác sẽ nghĩ bạn muốn tiếp tục uống.
-           Dù bonenkai là bữa tiệc rượu cuối năm, bạn chỉ nên uống một cách vừa phải, để tránh tình trạng bốc đồng với đồng nghiệp hoặc ngủ gật trên tàu về nhà khi đã uống quá chén.
-           Câu nói “bất kì điều gì xảy ra ở bonenkai, sẽ để nó lại bonenkai”. Đây là quy tắc lâu đời để không tiếp tục những câu chuyện trong bữa tiệc sau khi nó đã kết thúc. Đây cũng là sự tôn trọng đối với những người đã uống quá nhiều hoặc làm điều gì đó                    không bình thường trong bữa tiệc

.

Do thời tiết cuối năm ở Nhật Bản bị cái rét bao phủ nên nabe (lẩu Nhật) là món ăn rất được ưa chuộng. Ngoài các món phổ biến khác là edamame, sushi hoặc sashimi, yakitori (thịt gà xiên nướng) và karaage (gà chiên Nhật Bản), người Nhật thường chọn thêm món toshikoshi soba (mì kiều mạch), vì họ tin rằng sợi mỳ soba dai và dài tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe dẻo dai. Đối với đồ uống, bia là món phổ biến nhất, nhưng bạn có thể chọn những thức uống khác như rượu sake, cocktail hoặc whisky,...



Bữa tiệc cuối năm thường bắt đầu bằng “kampai” (chúc mừng) từ những người tham dự sau khi đã uống ly đầu tiên. Sau đó sẽ diễn ra một số hình thức giải trí, chẳng hạn như trò chơi bingo có thưởng cho người may mắn, hát karaoke,... Tuy nhiên đa số mọi người dành thời gian để trò chuyện và uống rượu cùng nhau.

Bonenkai là một phần trong nền văn hóa của xứ hoa anh đào. Đây là một cách để ôn lại kỷ niệm trong suốt một năm cùng bạn bè, cũng như cơ hội duy nhất để tương tác với các đồng nghiệp trong môi trường thoải mái hơn. Nếu bạn làm việc cho một công ty                                                     (bài viết được sưu tầm bởi nhiều nguồn)